70 năm tập kết ra Bắc: Bước chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước - Binh Phuoc Tin tuc Binh Phuoc Tin mới tỉnh Bình Phước
Quyết định tập kết ra Bắc đã tạo nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất trong tư duy lãnh đạo và chiến lược hành động của Đảng.
70 năm tập kết ra Bắc: Bước chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước
(TTXVN/Vietnam+) Thứ 6, 25/10/2024 | 10:17:58 141 lượt xem Quyết định tập kết ra Bắc đã tạo nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất trong tư duy lãnh đạo và chiến lược hành động của Đảng. Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25-9-1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Mùa Thu năm 1954, hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Đây không chỉ là một quyết sách mang tính chiến lược, mà còn là một minh chứng tiêu biểu cho tầm nhìn xa và sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam.
Quyết định này đã tạo nền tảng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất trong tư duy lãnh đạo và chiến lược hành động của Đảng.
Quyết sách chiến lược của Đảng
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (20-7-1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời do quân đội Liên hiệp Pháp và ngụy quyền quản lý, hai năm sau sẽ Hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Ngay sau Hội nghị Geneve kết thúc, ngày 22-7-1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva thành công, kêu gọi đồng bào, cán bộ, chiến sỹ ra sức củng cố nền hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong đó có đoạn: “Để thực hiện hòa bình, bước đầu tiên là quân đội hai bên phải ngừng bắn. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh khu vực. Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử. Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị."
Trong khi đình chiến, quân đội ta tập trung vào miền Bắc, quân đội Pháp tập trung vào miền Nam, nghĩa là có sự đổi vùng. Một số địa phương trước kia là vùng Pháp chiếm, nay thành vùng giải phóng của ta. Ngược lại, một số vùng giải phóng cũ của ta, nay sẽ là nơi Pháp tạm đóng quân trước khi rút về Pháp. Đó là một việc cần thiết. Nhưng Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng.”
Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng, việc giữ vững căn cứ địa miền Bắc là điều kiện tiên quyết để tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc sẽ là hậu phương vững chắc, vừa bảo vệ thành quả của cách mạng, vừa là nơi tập trung lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh tiếp theo.
Do đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quyết định đúng đắn, kịp thời là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc nhằm đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị một lực lượng quan trọng cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Hiệp định Geneve, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Hàm Tân-Xuyên Mộc, Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười và Cà Mau. Thời gian tập kết tại Hàm Tân-Xuyên Mộc là 80 ngày; tại Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười là 100 ngày và tại Cà Mau là 200 ngày.
Tại miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đảng lựa chọn là nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn).
“Đi vinh quang, ở anh dũng”
Chỉ trong vòng một tháng, lực lượng tập kết đã hành quân an toàn về các khu vực tập kết theo quy định, trong sự tiễn đưa lưu luyến của nhân dân địa phương.
Từ ngày 26-8-1954, các con tàu vận tải bắt đầu đưa những đoàn cán bộ chiến sỹ tập kết của Nam Bộ ra miền Bắc.
Ngày 25-9-1954, đoàn chuyển quân đầu tiên ở khu vực Hàm Tân-Xuyên Mộc cập bến Sầm Sơn.
Từ ngày 25-9-1954 đến ngày 1-5-1955, Nhân dân Sầm Sơn đã đón tiếp 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.992 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc.
Phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và phái đoàn Pháp họp bàn về việc trao đổi tù binh tại Sầm Sơn, với sự chứng kiến của Ủy ban Quốc tế ở Việt Nam (9-1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Ðến cuối tháng 10-1954, toàn bộ lực lượng tập kết ở hai khu vực Hàm Tân-Xuyên Mộc và Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười ra đến miền Bắc an toàn. Ngày 8-2-1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ khu vực Cà Mau ra đến miền Bắc. Ðến đây, việc tập kết chuyển quân ở chiến trường Nam Bộ được hoàn tất.
Trong hàng ngũ bộ đội đã ra tập kết, có các đơn vị đã chiến đấu trong suốt 9 năm ở miền Ðông và Tây, ở Ðồng Tháp Mười hoặc dọc sông Cửu Long; các chiến sỹ du kích đã từng lăn lộn sau lưng địch trong vùng ngoại ô Sài Gòn-Chợ Lớn hay ở ngay trong các đô thị; các đơn vị đã từng giữ vững các vùng độc lập của miền Nam; những đơn vị thuộc trên 10 dân tộc ở Tây Nguyên; những đơn vị tình nguyện đã từng chiến thắng trên chiến trường Lào và Campuchia…
Như vậy, nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội và cán bộ đã hoàn thành việc tập kết một cách kỷ luật và nhanh chóng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong báo cáo trước Quốc hội khóa I vào năm 1955, đã nhấn mạnh: “Với một sự cố gắng rất lớn của quân đội, với sự ủng hộ tích cực và thắm thiết của Nhân dân, với sự giúp đỡ anh em của các nước bạn Liên Xô, Ba Lan trong việc vận chuyển, chúng ta đã thực hiện các việc nói trên đúng thời hạn hoặc sớm hơn thời hạn đã định… trên 7 vạn quân ta và một số anh em cán bộ và đồng bào ta ở miền Nam đã an toàn chuyển ra miền Bắc.”
Với tinh thần “đi vinh quang, ở anh dũng,” người đi quyết tâm xây dựng miền Bắc vững mạnh, củng cố thành trì kiên cố cho cách mạng miền Nam. Người ở lại giữ trọn lời thề son sắt thủy chung, quyết đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng hẹn ước hai năm đoàn tụ. Khát vọng thống nhất đất nước đã giúp tất cả thêm mạnh mẽ, can trường, dẫu trước mắt là xa nhau và biết bao gian khó còn trùng trùng vây bủa.
Tuy nhiên, trong Hiệp định Genene quy định thời hạn tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam vào tháng 7-1956 nên toàn thể Nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc đều tin rằng sau hai năm ra Bắc tập kết sẽ trở về. Nhưng không ngờ đến tận 21 năm sau điều này mới trở thành hiện thực..
Ngọn lửa đoàn kết dân tộc mãi luôn cháy sáng
Quá trình tập kết ra Bắc là một sự kiện quân sự mang tầm chiến lược đối với cả hai miền Nam-Bắc, bởi đây chính là một bước chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, nhằm tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công, đã nhấn mạnh việc tập kết ra Bắc “quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị," mà chỉ là “bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà.”
Người đã khẳng định rằng: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng.”
Sự kiện này còn mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Nam đã chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ.”
Còn nhân dân miền Bắc đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất để đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam. Họ không chỉ xem đây là nhiệm vụ, mà còn coi việc đón tiếp này như đón người thân, anh em ruột thịt của mình.
Về trò của Đảng ta, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, không chỉ về việc tập kết quân đội mà còn về cách thức quản lý, sử dụng, và bồi dưỡng lực lượng.
Đây không chỉ là cuộc di chuyển để bảo đảm tuân thủ Hiệp định Geneve mà còn là kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo một thế hệ cán bộ cho cách mạng.
Những người ra Bắc đã tiếp tục học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước sau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam.
Trong các cuộc gặp gỡ, Người luôn căn dặn, động viên cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân tập kết ra Bắc.
Trong Thư gửi bộ đội, cán bộ và gia đình cán bộ miền Nam ra Bắc, ngày 22-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồng bào đã tạm xa quê hương, nhưng lại được gần Trung ương Đảng, Chính phủ, gần quân đội và đồng bào miền Bắc. Nam Bắc vẫn là một nhà.”
Những lời động viên chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho quân dân miền Nam khi phải tạm xa quê hương để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc và thổi bùng “ngọn lửa đoàn kết dân tộc.”
Nhìn lại sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định 70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của nhân dân miền Bắc, trong đó có nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ, chiến sỹ, đồng bào và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kết quả của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành nền tảng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Những cán bộ, chiến sỹ, học sinh, các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhiều người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba; nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước, như: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Huỳnh Phương Liên; Anh hùng lao động Thái Phụng Nê, người được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, người trực tiếp đặt nền móng và xây dựng thủy điện Hòa Bình và tham gia vào nhiều công trình thủy điện khác như Sơn La, Lai Châu, Sêrêpôk; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân, Trần Đình Long - người đặt nền móng cho công trình tải điện siêu cao áp 500Kv Bắc Nam…
Trải qua 70 năm, những giá trị lịch sử, bài học từ sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị, là nền tảng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Và bài học từ sự kiện lịch sử này vẫn được vận dụng vào việc xây dựng, rèn luyện các thế hệ cách mạng. Trong đó, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (20-7-1954) về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời do quân đội Liên hiệp Pháp và ngụy quyền quản lý, hai năm sau sẽ Hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Ngay sau Hội nghị Geneve kết thúc, ngày 22-7-1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva thành công, kêu gọi đồng bào, cán bộ, chiến sỹ ra sức củng cố nền hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong đó có đoạn: “Để thực hiện hòa bình, bước đầu tiên là quân đội hai bên phải ngừng bắn. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh khu vực. Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử. Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị."
Trong khi đình chiến, quân đội ta tập trung vào miền Bắc, quân đội Pháp tập trung vào miền Nam, nghĩa là có sự đổi vùng. Một số địa phương trước kia là vùng Pháp chiếm, nay thành vùng giải phóng của ta. Ngược lại, một số vùng giải phóng cũ của ta, nay sẽ là nơi Pháp tạm đóng quân trước khi rút về Pháp. Đó là một việc cần thiết. Nhưng Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng.”
Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng, việc giữ vững căn cứ địa miền Bắc là điều kiện tiên quyết để tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc sẽ là hậu phương vững chắc, vừa bảo vệ thành quả của cách mạng, vừa là nơi tập trung lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh tiếp theo.
Do đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quyết định đúng đắn, kịp thời là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc nhằm đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị một lực lượng quan trọng cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Hiệp định Geneve, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Hàm Tân-Xuyên Mộc, Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười và Cà Mau. Thời gian tập kết tại Hàm Tân-Xuyên Mộc là 80 ngày; tại Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười là 100 ngày và tại Cà Mau là 200 ngày.
Tại miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đảng lựa chọn là nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn).
“Đi vinh quang, ở anh dũng”
Chỉ trong vòng một tháng, lực lượng tập kết đã hành quân an toàn về các khu vực tập kết theo quy định, trong sự tiễn đưa lưu luyến của nhân dân địa phương.
Từ ngày 26-8-1954, các con tàu vận tải bắt đầu đưa những đoàn cán bộ chiến sỹ tập kết của Nam Bộ ra miền Bắc.
Ngày 25-9-1954, đoàn chuyển quân đầu tiên ở khu vực Hàm Tân-Xuyên Mộc cập bến Sầm Sơn.
Từ ngày 25-9-1954 đến ngày 1-5-1955, Nhân dân Sầm Sơn đã đón tiếp 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.992 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc.
Phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và phái đoàn Pháp họp bàn về việc trao đổi tù binh tại Sầm Sơn, với sự chứng kiến của Ủy ban Quốc tế ở Việt Nam (9-1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ðến cuối tháng 10-1954, toàn bộ lực lượng tập kết ở hai khu vực Hàm Tân-Xuyên Mộc và Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười ra đến miền Bắc an toàn. Ngày 8-2-1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ khu vực Cà Mau ra đến miền Bắc. Ðến đây, việc tập kết chuyển quân ở chiến trường Nam Bộ được hoàn tất.
Trong hàng ngũ bộ đội đã ra tập kết, có các đơn vị đã chiến đấu trong suốt 9 năm ở miền Ðông và Tây, ở Ðồng Tháp Mười hoặc dọc sông Cửu Long; các chiến sỹ du kích đã từng lăn lộn sau lưng địch trong vùng ngoại ô Sài Gòn-Chợ Lớn hay ở ngay trong các đô thị; các đơn vị đã từng giữ vững các vùng độc lập của miền Nam; những đơn vị thuộc trên 10 dân tộc ở Tây Nguyên; những đơn vị tình nguyện đã từng chiến thắng trên chiến trường Lào và Campuchia…
Như vậy, nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội và cán bộ đã hoàn thành việc tập kết một cách kỷ luật và nhanh chóng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong báo cáo trước Quốc hội khóa I vào năm 1955, đã nhấn mạnh: “Với một sự cố gắng rất lớn của quân đội, với sự ủng hộ tích cực và thắm thiết của Nhân dân, với sự giúp đỡ anh em của các nước bạn Liên Xô, Ba Lan trong việc vận chuyển, chúng ta đã thực hiện các việc nói trên đúng thời hạn hoặc sớm hơn thời hạn đã định… trên 7 vạn quân ta và một số anh em cán bộ và đồng bào ta ở miền Nam đã an toàn chuyển ra miền Bắc.”
Với tinh thần “đi vinh quang, ở anh dũng,” người đi quyết tâm xây dựng miền Bắc vững mạnh, củng cố thành trì kiên cố cho cách mạng miền Nam. Người ở lại giữ trọn lời thề son sắt thủy chung, quyết đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng hẹn ước hai năm đoàn tụ. Khát vọng thống nhất đất nước đã giúp tất cả thêm mạnh mẽ, can trường, dẫu trước mắt là xa nhau và biết bao gian khó còn trùng trùng vây bủa.
Tuy nhiên, trong Hiệp định Genene quy định thời hạn tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam vào tháng 7-1956 nên toàn thể Nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc đều tin rằng sau hai năm ra Bắc tập kết sẽ trở về. Nhưng không ngờ đến tận 21 năm sau điều này mới trở thành hiện thực..
Ngọn lửa đoàn kết dân tộc mãi luôn cháy sáng
Quá trình tập kết ra Bắc là một sự kiện quân sự mang tầm chiến lược đối với cả hai miền Nam-Bắc, bởi đây chính là một bước chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, nhằm tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công, đã nhấn mạnh việc tập kết ra Bắc “quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị," mà chỉ là “bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà.”
Người đã khẳng định rằng: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng.”
Sự kiện này còn mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Nam đã chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ.”
Còn nhân dân miền Bắc đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất để đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam. Họ không chỉ xem đây là nhiệm vụ, mà còn coi việc đón tiếp này như đón người thân, anh em ruột thịt của mình.
Về trò của Đảng ta, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, không chỉ về việc tập kết quân đội mà còn về cách thức quản lý, sử dụng, và bồi dưỡng lực lượng.
Đây không chỉ là cuộc di chuyển để bảo đảm tuân thủ Hiệp định Geneve mà còn là kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo một thế hệ cán bộ cho cách mạng.
Những người ra Bắc đã tiếp tục học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước sau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam.
Trong các cuộc gặp gỡ, Người luôn căn dặn, động viên cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân tập kết ra Bắc.
Trong Thư gửi bộ đội, cán bộ và gia đình cán bộ miền Nam ra Bắc, ngày 22-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồng bào đã tạm xa quê hương, nhưng lại được gần Trung ương Đảng, Chính phủ, gần quân đội và đồng bào miền Bắc. Nam Bắc vẫn là một nhà.”
Những lời động viên chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho quân dân miền Nam khi phải tạm xa quê hương để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc và thổi bùng “ngọn lửa đoàn kết dân tộc.”
Nhìn lại sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định 70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của nhân dân miền Bắc, trong đó có nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ, chiến sỹ, đồng bào và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kết quả của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành nền tảng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Những cán bộ, chiến sỹ, học sinh, các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhiều người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba; nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước, như: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Huỳnh Phương Liên; Anh hùng lao động Thái Phụng Nê, người được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, người trực tiếp đặt nền móng và xây dựng thủy điện Hòa Bình và tham gia vào nhiều công trình thủy điện khác như Sơn La, Lai Châu, Sêrêpôk; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân, Trần Đình Long - người đặt nền móng cho công trình tải điện siêu cao áp 500Kv Bắc Nam…
Trải qua 70 năm, những giá trị lịch sử, bài học từ sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị, là nền tảng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Và bài học từ sự kiện lịch sử này vẫn được vận dụng vào việc xây dựng, rèn luyện các thế hệ cách mạng. Trong đó, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay.
- Con đường huyền thoại của những chuyến tàu không sốHôm nay, tròn 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 - 23-10-2024), những chuyến tàu không số vận chuyển vũ khí từ Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam thể hiện ý chí, quyết tâm, sự hy sinh anh dũng của bộ đội ta. Con đường Hồ Chí Minh trên biển đã thể hiện cho khát khao giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khát khao vì hòa bình và độc lập dân tộc.
- 70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam
Quan tâm nhấtMới nhấtChiều 25-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có… 25/10/2024 22:33 Tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là… 25/10/2024 19:41 Trong gần 40 giờ từ lúc đặt chân đến và rời thành phố Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có lịch trình dày đặc, với… 25/10/2024 15:23 Ngày 25-10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư… 25/10/2024 15:21 BPO - Sáng 25-10, HĐND huyện Bù Đăng tổ chức kỳ họp thứ 13 (chuyên đề) khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự kỳ họp có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh… 25/10/2024 14:44 BPO - Sáng 25-10, đoàn giám sát của Ban Dân vận Tỉnh ủy do Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Thị Xuân Trang làm trưởng đoàn, đã làm việc với… 25/10/2024 13:23 BPO - Sáng 25-10, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng và ngày truyền thống… 25/10/2024 13:05 BPO - Sáng 25-10, tại Đồn biên phòng Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Bộ đội Biên phòng Bình Phước tổ chức hội nghị báo cáo viên… 25/10/2024 11:55 Ngày 24-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 24-10-2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030,… 25/10/2024 10:56 Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà giáo như tăng lương, tăng phụ cấp, có thể giảm tuổi nghỉ hưu 5 năm so với các ngành nghề… 25/10/2024 10:22 BPO - Sáng 25-10, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức dâng hương kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam (28-10-1929 -… 25/10/2024 09:05 BPO - Quý vị và các bạn đang xem chương trình Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, Ngày truyền thống ngành Cao su Việt Nam, được… 25/10/2024 08:53 BPO - Nhắc đến Bình Phước là khơi dậy niềm tự hào về thủ phủ cao su lớn nhất cả nước với diện tích 234.000 ha; tự hào truyền thống vẻ vang của Chi bộ Phú Riềng… 25/10/2024 05:43 BPO - Cách đây 95 năm, ngày 28-10-1929, tại khu rừng bên suối đá Làng 3 đồn điền Phú Riềng (nay là Nông trường cao su Thuận Phú, Công ty cổ phần cao su Đồng… 25/10/2024 04:40 Lãnh đạo và quan chức cấp cao Indonesia, Australia, Anh, EU, Canada… khẳng định Biển Đông là ưu tiên của các nước, ủng hộ việc duy trì khu vực hòa bình, ổn… 24/10/2024 22:01
Game đánh bài Tien Len Mien Nam ZingPlay online miễn phí số 1 Việt Nam
Trang web này chỉ thu thập các bài viết liên quan. Để xem bản gốc, vui lòng sao chép và mở liên kết sau:70 năm tập kết ra Bắc: Bước chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước - Binh Phuoc Tin tuc Binh Phuoc Tin mới tỉnh Bình Phước